Cây lan quân tử được nhiều người ưa chuộng bởi màu sắc cam sặc sỡ, dễ chăm sóc và phù hợp trong việc sử dụng làm cây phong thủy trên bàn làm việc hoặc trong nhà. Lan quân tử mang đến sự sang trọng, quý phái, danh giá cho người trồng. Đồng thời, lan quân tử khá lâu tàn nên được rất nhiều người ưa thích.
Cây lan quân tử trồng chậu
Bạn đang xem: News
Đặc điểm của lan quân tử
Cây Lan Quân Tử hay còn có tên gọi khác là Đại Quân Tử, Huệ Đỏ, Lan Huệ Da Cam, … Cây Lan Quân Tử thuộc dòng cây thân thảo có hoa, sống lâu năm và có tốc độ sinh trưởng khá chậm. Bộ rễ của cây phát triển khỏe mạnh lan rộng và ăn sâu vào hem đất, giúp cây sinh trưởng tốt trong môi trường khắc nghiệt dù là nắng hạn hay lạnh giá. Thân cây cao khoảng từ 0.3 – 1 mét, lá cây màu xanh đậm, dạng bẹ, xếp thành nhiều lớp đan xen nhau, ngọn vươn ra hai bên, đối xứng nhau.
Hoa thường có màu đỏ cam hoặc màu vàng, mọc thành hem rất đẹp. Hoa có màu sắc tươi sáng, lâu tàn, có thể đặt trên bàn làm việc, trong phòng đọc sách hay trong phòng khách giúp mang đến không khí sống động, vui vẻ hơn. Bên cạnh có ngoài tác dụng làm cây cảnh trang trí cho không gian hem đẹp, cây Lan Quân Tử còn có khả năng hút tia điện tử từ các thiết bị điện tử trong văn phòng, lọc sạch không khí và trở thành một món quà đầy ý nghĩa trong các dịp lễ, Tết, các sự kiện như tân gia, khai trương…
Hoa lan quân tử
Điều kiện sinh trưởng của Lan quân tử
Xem thêm : Giáng hương tam bảo sắc: Nhận biết, cách trồng và chăm sóc đơn giản
– Đất trồng:đất trồng lan quân tử nên là loại đất chua, thoáng khí và giàu dinh dưỡng. Chúng ta có thể trộn hỗn hợp đất trồng theo công thức sau: 6 mùn/trấu hun + 2 lá khô mục + 1 đất cát + 1 phân hữu cơ. Và lưu ý, nếu cây trồng chậu thì phải chọn loại chậu có lỗ thoát nước ở đáy để tránh ngập úng hư rễ chết cây.
– Độ ẩm: Cây ưa ẩm nhẹ, nhưng cũng có khả năng chịu hạn cao.
– Ánh sáng: cây ưa sáng bán phần, thích hợp đặt cây tại vị trí gần cửa sổ hướng tây hoặc phía nam có ánh sáng khuếch tán. Không đặt cây tại vị trí có ánh nắng gắt.
– Nhiệt độ: thích hợp 15-250C. Cây có khả năng chịu lạnh, không chịu được nhiệt độ cao, nhiệt cô cao làm lá và rễ bị tổn thương, lá khô héo, lá non không thể mọc.
Lan quân tử trồng trong nhà
Cách chăm sóc cây Lan quân tử
– Tưới nước: Cần tưới 2 lần/tuần. tưới ẩm nhẹ gốc. Tùy vào thời tiết mà lượng tưới linh hoạt theo. Mùa nắng nóng thì tưới 2 lần mỗi ngày, khí trời mát mẻ thì mỗi ngày tưới một lần. Trời lạnh thì tưới 1 lần/tuần. Có thể tưới phun sương để cấp ẩm, vệ sinh lá, hoa một cách nhẹ nhàng.
– Bón phân: Cây không có nhu cầu dinh dưỡng cao, chỉ cần bón phân NPK, vi lượng 1 lần/2 tháng, Có thể sử dụng thêm phân vi sinh; phân trùn quế; B1 cho cây trong thời gian cây có hoa.
Xem thêm : Cách trồng & chăm sóc lan lọng tai thỏ chuẩn nhất
– Vệ sinh: cắt tỉa lá cây thường xuyên giúp cây gọn thoáng phòng trừ nấm mốc
Sâu bệnh hại
– Các loài gây hại xảy ra ở những khu vực râm mát ẩm ướt là bọ và ốc sên. Cần loại bỏ chúng bằng dụng cụ làm vườn hoặc thuốc trừ sâu.
– Bệnh héo rũ gốc có thể được phòng hoặc trị bệnh bằng cách dùng dung dịch Carbendazim 50% pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:500 để tưới cho cây như bình thường.
– Bệnh thối lá, thán thư xảy ra trên lá: đối với cách này thì cần loại bỏ lá bị hỏng trước. Sau đó đặt ở nơi thông thoáng, phơi nắng buổi sáng. Hoặc nặng hơn thì dùng đến Strerptomycin hoặc Oxytetracyclin pha loãng với nước rồi phun lên cây.
– Dùng Omethoate 40% pha loãng với nước phun cho Lan Quân Tử để trị bệnh nhiễm trùng vỏ cứng.
– Ngoài ra cây bị rụng lá, lá vàng, thối rễ thì nên bón thêm một ít phân chuồng, phân hữu cơ cây sẽ tươi tốt trở lại.
Để được hỗ trợ kĩ thuật chăm sóc cây, hãy liên hệ với chúng tôi, tại đây.
Nguồn: http://www.lanrunggiare.vn
Danh mục: Cách Chăm Sóc Lan